Thiết kế và cách bố trí tủ bếp hợp lý là yếu tố quan trọng trong mỗi căn bếp, giúp tối ưu không gian và nâng cao hiệu quả sử dụng. Tủ bếp cần thuận tiện cho việc lưu trữ giúp người dùng dễ dàng lấy đồ mà không lãng phí thời gian. Bố trí hợp lý còn giúp tạo sự thoải mái và an toàn khi nấu nướng, tránh va chạm trong quá trình di chuyển.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình cảm thấy khó khăn trong việc bố trí tủ bếp sao cho khoa học và hiệu quả. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mọi người có thể thiết kế và bố trí tủ bếp một cách đơn giản, phù hợp với nhu cầu của mình.
1. Nguyên tắc cách bố trí tủ bếp hợp lý và thông minh
• Công thức tam giác bếp:
Nguyên tắc tam giác bếp là cách bố trí ba khu vực chính: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh sao cho khoảng cách giữa chúng tạo thành một tam giác. Nó giúp việc di chuyển dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Khoảng cách lý tưởng giữa các khu vực này là từ 1.2 đến 2.7 mét, tạo sự liền mạch và tiện lợi khi nấu ăn.
• Chiều cao và kích thước tủ:
Kích thước tủ bếp phải phù hợp với chiều cao của người dùng để dễ dàng thao tác. Thông thường, chiều cao tủ bếp dưới khoảng 80-90 cm, tủ bếp trên cách mặt bếp dưới 50-60cm, giúp tối ưu công năng và tránh gây khó khăn khi nấu nướng.
• Bố trí các khu vực:
Một tủ bếp được bố trí hợp lý thông minh và tiện dụng là một cách để tối ưu hóa không gian. Nó giúp tăng cường hiệu quả và đảm bảo an toàn cho gia chủ trong quá trình nấu nướng. Thông thường một căn bếp sẽ chia ra làm các khu vực chính như:
– Khu vực lưu trữ:
Bao gồm tủ lạnh, tủ bếp, kệ để thực phẩm khô và đồ dùng,… Tủ lạnh nên được đặt gần cửa ra vào và tuỳ thuộc vào tay thuận của bạn để dễ lấy thực phẩm khi nấu cũng như rút ngắn thời gian trong quá trình nấu nướng.
– Khu vực chuẩn bị và sơ chế thực phẩm
Khu vực này gồm bàn bếp, dao, thớt, gia vị và các dụng cụ cần thiết cho việc sơ chế thực phẩm. Gia chủ nên thiết kế các tủ bếp để các dụng cụ cần thiết cho khu vực chậu rửa. Khu vực dưới bồn rửa chén sẽ để thùng rác, hoặc phía trên sẽ thiết kế kệ để đựng chén, bát,… Khu vực này nên đặt đặt ở vị trí trung tâm, dễ tiếp cận từ các khu vực khác.
– Khu vực nấu nướng:
Đây là nơi để bố trí bếp nấu, lò vi sóng, lò nướng và máy hút mùi. Khu vực này linh hồn của căn bếp nên cách bố trí tủ bếp hợp lý hay không là phụ thuộc nhiều vào đây. Khu vực này đặt gần với khu vực chuẩn bị để dễ dàng di chuyển, thuận tiện trong việc nấu ăn. Bạn có thể thiết kế theo nhu cầu như trên bếp nấu là máy hút mùi, tủ bếp để đựng dụng cụ nấu ăn,…
– Khu vực rửa:
Nên sắp xếp bồn rửa, máy rửa chén, thùng rác gần nhau cùng chung đường dẫn nước. Cách bố trí này tiết kiệm chi phí mà vẫn tối ưu hoá được không gian nấu nướng.
Đồng thời, cần chú ý 3 khu vực sử dụng nhiều nhất trong căn bếp. Đó là khu vực chuẩn bị, khu vực nấu nướng và khu vực lưu trữ. Ba khu vực này tạo nên một “tam giác hoạt động” để tối ưu hóa chuyển động và tăng hiệu quả khi nấu ăn.
• Khả năng thay đổi và mở rộng:
– Tủ bếp nên được thiết kế linh hoạt, dễ dàng mở rộng hoặc thay đổi khi cần để phù hợp với nhu cầu thay đổi của gia đình.
– Các tủ di động hoặc thiết kế dạng module là lựa chọn tốt cho tính năng này. Tủ bếp module gồm nhiều các khoang tủ độc lập với kích thước khác nhau. Tủ module giúp việc lắp đặt, cải tạo nâng cấp trở nên đơn giản. Vì vậy, không gian bếp luôn hiện đại và tiện ích theo thời gian.
2. Các cách bố trí tủ bếp hợp lý và phổ biến
2.1. Tủ bếp chữ I
Kiểu bố trí này đặt các khu vực bếp trên một đường thẳng. Các chức năng sơ chế – nấu nướng – lưu trữ thẳng hàng. Thiết kế này giúp tiết kiệm diện tích và phù hợp với không gian nhỏ, hẹp.
• Với những gia chủ theo đuổi sự tiện nghi thì tủ bếp chữ I phong cách hiện đại hay phong cách tân cổ điển là một sự lựa chọn hợp lý.
• Gia chủ có thể có thể tận dụng không gian dọc theo tường của tủ bếp trên để lưu trữ đồ dùng và thực phẩm ít sử dụng hoặc lắp thêm kệ treo hoặc móc treo để treo những đồ vật, dụng cụ nhỏ như muỗng, đĩa, dao,…
• Ưu điểm là thiết kế đơn giản, gọn gàng, dễ thao tác. Nhược điểm là thiếu không gian lưu trữ và dễ gây cảm giác chật chội nếu nhiều thiết bị.
2.2. Tủ bếp chữ L
Thiết kế tủ bếp này có hai cạnh vuông góc. Tủ chữ L tận dụng tốt các góc tường, phù hợp với không gian vừa và nhỏ. Ưu điểm là tạo sự thông thoáng, dễ kết hợp bàn ăn nhỏ trong bếp. Tuy nhiên, với không gian quá lớn, tủ chữ L có thể gây cảm giác rời rạc khi di chuyển giữa các khu vực.
• Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể bố trí tủ bếp chữ L sao cho hợp lý. Có thể bố trí theo nguyên tắc tam giác, mỗi góc tam giác, gia chủ bố trí 1 bếp nấu, khu vực sơ chế và cuối cùng là bồn rửa tương ứng với 3 góc của căn bếp hình chữ L.
2.3. Tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U bao quanh người dùng với ba mặt tủ. Tủ cung cấp không gian lưu trữ rộng rãi và phù hợp cho bếp có diện tích lớn. Ưu điểm là dễ dàng bố trí các khu vực bếp theo tam giác tiện lợi, giúp nấu nướng hiệu quả hơn. Nhược điểm là có thể khiến bếp trở nên chật chội, mất thẩm mỹ nếu diện tích không đủ rộng.
• Tủ bếp chữ U phù hợp với không gian rộng nên gia chủ có thể bố trí tận dụng các khu vực lưu trữ. Vì thiết kế này có rất nhiều ngăn kéo, hộc tủ nên rất phù hợp trong việc sử dụng các sản phẩm như ngăn kéo xoong nồi, bát đĩa, kệ góc, giá bát nâng hạ,… để tối ưu nhu cầu sử dụng và tiết kiệm không gian.
2.4. Tủ bếp đảo
Thiết kế này có thêm một đảo bếp ở giữa, cung cấp không gian lưu trữ và chuẩn bị đồ ăn tiện lợi. Tủ bếp có bàn đảo phù hợp với nhà bếp rộng, có thiết kế mở. Nó giúp tăng tính linh hoạt và thẩm mỹ cho bếp. Tuy nhiên, bếp đảo chiếm nhiều diện tích và có thể gây bất tiện nếu không gian nhỏ.
Đảo bếp này là một ý tưởng vô cùng sáng tạo dành cho các không gian nấu nướng theo phong cách hiện đại như ngày nay. Gia chủ có thể sử dụng bếp đảo làm không gian chuẩn bị và rửa. Nó giúp tối ưu diện tích sử dụng, tiện lợi trong các công việc nội trợ. Đảo bếp vừa đảm bảo tiện nghi và công năng sử dụng cần thiết.
3. Các yếu tố cần lưu ý khi bố trí tủ bếp hợp lý
3.1. Chức năng của từng khu vực để bố trí các khoang tủ theo chất liệu phù hợp
Xác định chức năng từng khu vực (nấu, rửa, lưu trữ) để chọn chất liệu tủ. Yêu cầu vật liệu bền, chịu nhiệt, chịu ẩm ở các khu vực phù hợp. Điều này giúp tăng độ bền và hiệu quả sử dụng của tủ bếp. Thiết kế cân đối 3 khu vực nấu – rửa – lưu trữ chính là cách bố trí tủ bếp hợp lý thông minh.
– Khu vực nấu:
Là nơi đặt bếp và các thiết bị liên quan như lò nướng, lò vi sóng. Khu vực này cần chất liệu chịu nhiệt cao, dễ vệ sinh. Bạn có thể chọn các loại gỗ công nghiệp như Melamine, Laminate, Acrylic, PETG hoặc Metallic.
– Khu vực rửa:
Khu vực này bao gồm bồn rửa và thường gần khu lưu trữ đồ dùng rửa chén. Chất liệu thùng tủ cần chống ẩm tốt, chống mối mọt. Bạn nên chọn gỗ nhựa, MDF lõi xanh chống ẩm, hoặc inox. Phù hợp nhất chính là Melamine Plywood chống nước và chịu lực tốt.
– Khu vực lưu trữ:
Là nơi lưu trữ thực phẩm, đồ khô, dụng cụ nhà bếp. Vì vậy nên sử dụng chất liệu bền, chịu lực tốt. Ví dụ như các gỗ công nghiệp phủ melamine, laminate, PETG, Metallic.
Như vậy, các chất liệu tủ bếp như gỗ công nghiệp mang lại độ bền, khả năng chịu nhiệt, chống ẩm cao. Đặc biệt là khả năng dễ dàng vệ sinh, dễ bảo quản. Chất liệu này có thể tạo vẻ đẹp hiện đại và sạch sẽ cho bếp. Tuy nhiên, hiện nay bạn cũng nên cân nhắc những vật liệu an toàn cho sức khỏe nữa nhé.
3.2. Thói quen sử dụng bếp của gia đình để bố trí tủ bếp hợp lý
Cách bố trí tủ bếp hợp lý cần linh hoạt và phù hợp với thói quen của gia đình, như khu vực lưu trữ gần nơi chế biến, hay ngăn kéo để gia vị dễ tiếp cận khi nấu nướng. Thiết kế theo thói quen giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
• Ánh sáng:
– Ánh sáng trong không gian bếp sẽ giúp tạo cảm giác thoáng đãng và sạch sẽ, đồng thời đảm bảo an toàn khi nấu nướng. Ánh sáng tốt giúp nhìn rõ các chi tiết khi chế biến, giảm nguy cơ tai nạn. Sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và đèn chiếu sáng phù hợp còn giúp tiết kiệm năng lượng và tạo không khí ấm cúng trong bếp.
– Bếp cần đủ sáng để dễ dàng nấu nướng và đảm bảo an toàn. Sử dụng đèn trần kết hợp đèn LED dưới tủ giúp không gian bếp sáng rõ, đặc biệt ở các khu vực chế biến và rửa. Đó cũng chính là một trong những cách bố trí tủ bếp hợp lý.
• Phụ kiện:
Phụ kiện như kệ kéo, kệ góc xoay, và ngăn kéo chia ngăn giúp tăng khả năng lưu trữ và tối ưu không gian trong tủ. Lựa chọn phụ kiện phù hợp giúp bếp gọn gàng và tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
4. Mẹo nhỏ giúp tối ưu hóa không gian tủ bếp thông minh
• Tận dụng góc tủ:
Sử dụng kệ xoay hoặc khay kéo góc để tận dụng không gian trong góc tủ. Nó giúp lưu trữ các đồ ít dùng hoặc dụng cụ lớn một cách tiện lợi. Điều này khiến tối ưu hóa không gian và dễ dàng lấy đồ khi cần. Đây chính là cách bố trí tủ bếp hợp lý thông minh mà nhiều nhà thiết kế sử dụng.
• Sử dụng kệ mở:
Kệ mở giúp tiết kiệm không gian tủ, tạo cảm giác thoáng đãng và dễ dàng quan sát, lấy đồ. Gia chủ có thể sắp xếp gọn gàng các món đồ thường dùng lên kệ theo sở thích, nhu cầu của mình để tiện lợi khi nấu nướng và tiết kiệm thời gian.
• Lựa chọn thiết bị nhà bếp thông minh:
Các thiết bị đa năng, tích hợp như lò vi sóng kiêm nướng, máy hút mùi kết hợp bếp từ, giúp tiết kiệm không gian và tăng tính tiện ích. Thiết bị thông minh còn tối ưu hóa trải nghiệm, giúp công việc bếp núc nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Kết luận:
• Thiết kế và cách bố trí tủ bếp hợp lý là yêu cầu cần thiết để căn bếp của bạn trở nên có thẩm mĩ hơn và tối ưu hoá không gian, thời gian nấu nướng.
• Đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng, Vifuta Home đã đưa ra thị trường rất nhiều mẫu tủ bếp đa dạng phù hợp với từng không gian của mỗi căn bếp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm cao.
• Kết hợp với nhiều khuyến mại, ưu đãi cùng với tư vấn nhiệt tình sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, cảm thấy an tâm hơn khi mua hàng.
• Hãy liên hệ với Vifuta ngay để được tư vấn một cách tận tình nhất.