Tủ bếp kịch trần là cái tên không còn quá xa lạ đối với những người đam mê không gian bếp hiện đại. Loại tủ bếp này ngoài đa dạng về công năng còn có tính thẩm mỹ cao, hợp với nhiều không gian bếp khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về kiểu tủ bếp xu thế này qua bài viết bên dưới nhé!
1. Tủ bếp kịch trần là gì?
Tủ bếp thông thường chỉ cao khoảng 90 – 100cm, phần tường trống phía trên sẽ trở nên dư thừa. Trong khi đó, dụng cụ trong bếp quá bừa bộn, cần có khu vực dự trữ nhiều hơn. Chính vì thế, tủ bếp trên đã ra đời, giải quyết vấn đề lưu trữ đồ đạc trong bếp.
Nhưng thay vì làm tủ bếp phụ phía trên, hiện nay, các nhà thiết kế nội thất phát triển thành tủ kịch trần. Về cơ bản, tủ bếp kịch trần là hệ tủ bếp phụ, lắp sát trần, tạo cảm giác liền mạch từ sàn đến trần nhà. Đây là kiểu tủ bếp thế hệ mới, được sử dụng nhiều trong những căn bếp mang phong cách hiện đại.
Tủ bếp kịch trần là hệ tủ bếp phụ, lắp sát trần nhà
2. Ưu điểm của tủ bếp kịch trần
Những ưu điểm của tủ bếp kịch trần:
- Tăng diện tích lưu trữ cho nhà bếp, sự ngăn nắp, gọn gàng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho gia chủ.
- Tạo diện mạo mới, thể hiện sự nổi bật của thiết kế tủ bếp.
- Giải quyết được vấn đề không gian bếp nhỏ như ở chung cư, nhà phố dạng ống,…
- Tận dụng được hết chiều cao của tường và trần, có thể che được những khuyết điểm như cột, ống, xà trên trần.
- Không tạo cảm giác chật chội mà ngược lại còn tạo sự thoáng đãng, tiện nghi.
- Dễ quét dọn, lau chùi vì tủ kịch trần không có bụi tích tụ ở mặt trên, chỉ cần vệ sinh mặt trước (cánh tủ) là tủ sẽ sáng đẹp.
- Có thể lưu trữ những dụng cụ bếp ít dùng ở ngăn tủ trên cao, không cần phải vứt bỏ.
Tủ bếp kịch trần mang đến nhiều ưu điểm vượt trội
3. Hạn chế của tủ bếp kịch trần
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng tủ bếp kịch trần vẫn tồn tại một số hạn chế:
- Tốn kém nhiều chi phí: Khi thiết kế và thi công tủ bếp kịch trần, bạn sẽ tốn nhiều gỗ hơn, công lắp đặt cũng cao hơn, vì thế chi phí cũng cao hơn so với những loại tủ bếp khác.
- Gây khó khăn khi lấy đồ ở phía trên: Tủ bếp kịch trần thường rất cao, muốn cất đồ hoặc lấy đồ, bạn cần bắt đế hoặc thang để với tới vị trí lưu trữ.
Cần có thang để lấy được đồ dùng ở vị trí cận trần
4. Có nên đóng tủ bếp kịch trần cho không gian bếp?
Có rất nhiều khách hàng băn khoăn việc có nên đóng tủ bếp kịch trần cho không gian bếp nhà mình không. Dựa vào ưu điểm và hạn chế đã nêu phía trên, việc đóng tủ bếp kịch trần là điều hoàn toàn cần thiết.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một vài vấn đề:
- Trần nhà quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc tổng quan của tủ bếp, gây mất cân đối và làm cho căn bếp xấu đi. Với kiểu trần cao, bạn nên thiết kế dạng tủ bếp 3 tầng (2 tầng trên, 1 tầng dưới) để cân đối hơn. Với trần nhà thấp, bạn nên thiết kế hệ tủ bếp module kịch trần riêng biệt.
Tủ bếp 3 tầng hợp cho những ngôi nhà có trần cao, với chiều rộng tầng 2 nhỏ hơn
Hệ tủ bếp kịch trần lắp ở góc riêng biệt cho những ngôi nhà tầng thấp
- Tủ bếp kịch trần được lắp phía trên và có thể lưu trữ nhiều đồ đạc nên cần loại gỗ công nghiệp cao cấp, chịu lực cao. Bởi thế, chi phí cũng tăng cao hơn, bạn cần cân đối ngân sách nếu muốn đóng loại tủ bếp này.
- Bạn có thể kết hợp nhiều kiểu tủ khác nhau cho kệ tủ kịch trần như tủ kính, kệ trang trí và màu sắc cá nhân hóa.
- Căn bếp có kiến trúc cổ điển, tân cổ điển có kết cấu phào trên tường, trần nhà cần có mẫu thiết kế riêng, không giống với những mẫu thông thường.
5. Một số mẫu tủ bếp kịch trần đẹp
Tham khảo một số mẫu tủ bếp kịch trần đẹp để lấy ý tưởng cho căn bếp nhà bạn:
Tủ bếp kịch trần chữ U cho không gian bếp nhỏ
Căn bếp lạ mắt cùng tủ bếp kịch trần, nổi bật với điểm nhấn ở splashback
Không gian bếp tân cổ điển với những đường phào ấn tượng trên cửa tủ
Sự phối hợp hài hòa giữa màu trắng và xanh dương
Hệ tủ bếp kịch trần đơn giản nhưng lại vô cùng sang trọng
Màu sắc trầm phù hợp với căn bếp dành cho phái mạnh
Phía trên, chúng tôi đã cho bạn biết thêm một số thông tin về tủ bếp kịch trần. Hy vọng, bạn sẽ có câu trả lời cho thắc mắc có nên thiết kế tủ bếp kịch trần hay không. Nếu cần tư vấn thiết kế và khảo sát hiện trạng nhà bếp, đừng ngại liên hệ cho Vifuta nhé.
TƯ VẤN THIẾT KẾ – VIFUTA HOME
Hotline: 086.922.6986
Email: vifutahome@gmail.com